Máy lọc nước không có nước vào bình áp
Bình áp là bộ phận có vai trò quan trọng trong máy lọc nước. Bất kỳ sự cố nào liên quan tới bình áp cũng đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của máy lọc nước và tình trạng nước uống đầu ra. Một trong những sự cố thường xảy ra ở bình áp chính là không có nước vào bình. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng máy lọc nước không có nước vào bình áp ? Cách khắc phục trường hợp bình áp máy lọc nước không có nước ra sao. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Điện máy Quang Huy.
Bình áp là gì?
Bình áp là nơi lưu trữ nước sạch sau khi đã được loại bỏ hết các chất bẩn, virus, vi khuẩn, kim loại nặng, …. Nó thường được làm từ kim loại hoặc nhựa cao cấp, không chứa chất độc hại. Thông thường, dung tích bình áp sẽ dao động trong khoảng 10 – 15 lít. Khi mở vòi để lấy nước, nước sẽ được đẩy từ bình áp lên nhờ áp suất khí trong bình.
Ngoài tác dụng trữ nước sạch, bình áp còn duy trì áp lực khí nén để giúp cho hệ thống thẩm thấu ngược RO hoạt động hiệu quả. Khi bình đầy nước, áp suất khí sẽ tăng lên và hệ thống RO sẽ tự động bật/tắt. Nhờ có hệ thống RO, nguồn nước đầu vào sẽ được đẩy qua màng bán thấm để lọc sạch.
Nguyên nhân và cách xử lý trường hợp máy lọc nước không có nước vào bình áp
Nắm được nguyên nhân khiến bình áp máy lọc nước không có nước rất quan trọng bởi lẽ, biết được nguyên nhân thì mới đưa ra được phương án xử lý thích hợp. Dưới đây là những nguyên nhân khiến nước không vào bình áp máy lọc nước:
1. Lõi lọc bị e khí
Lõi lọc bị e khí là hiện tượng xảy ra khi không khí bị ách tắc ở bên trong lõi lọc. Trường hợp này xảy ra là do sai sót trong quá trình thay lõi, cụ thể là khi lắp các lõi lọc nước, người lắp không xả hết không khí bên trong lõi ra ngoài. Hoặc trong quá trình sử dụng, lõi lọc bị hở khiến không khí bên ngoài lọt vào trong lõi.
Khi không khí bị ách tắc, nước tinh khiết sẽ không thể đi qua lõi lọc để chảy vào bình áp được.
Cách xử lý
Để xử lý trường hợp máy lọc bị e khí, bạn chỉ cần tiến hành xả khí cho lõi lọc theo các bước sau:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện cấp vào máy lọc và khóa van nước.
- Bước 2: Lần lượt tháo cốc lọc của các lõi lọc 1, 2, 3 rồi đổ đầy nước vào bên trong cốc lọc để đẩy không khí ra ngoài.
- Bước 3: Lắp lại các cốc lọc về vị trí ban đầu.
- Bước 4: Cắm lại nguồn điện vào máy lọc, mở van nước và kiểm tra hoạt động của máy.
>> Xem thêm: Thứ tự lõi lọc nước trong máy lọc nước RO và tác dụng cụ thể
2. Van một chiều gặp trục trặc
Chức năng chính của van một chiều là cho nước chảy từ màng lọc RO vào bình áp và ngăn không cho nước tinh khiết chảy ngược lại vào đường nước thải. Nếu van gặp sự cố như tắc bụi bẩn hoặc bị hỏng, nước sẽ không chảy vào bình áp mà chảy vào đường nước thải ra ngoài.
Cách xử lý
Khi máy lọc nước không có nước vào bình áp do lỗi từ van một chiều, hãy tháo van ra khỏi máy để kiểm tra. Nếu van tắc bụi bẩn, bạn cần vệ sinh, làm sạch rồi lắp lại vị trí ban đầu. Còn nếu van hỏng, hay thay mới theo các bước sau:
- Bước 1: Gắn đệm làm kín vào mặt bích của van một chiều mới.
- Bước 2: Đặt van vào đúng vị trí trong máy lọc nước rồi bắt ốc vít, bulong để cố định van.
3. Lõi lọc thô bị tắc
Sau một thời gian lọc nước, các chất bẩn sẽ tích tụ lại bên trong bộ lõi lọc thô. Nếu bạn không thay lõi theo đúng thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, lượng nước đi vào màng RO sẽ còn lại rất ít và máy lọc nước cũng hoạt động không ổn định. Điều này sẽ khiến cho bình áp máy lọc nước không có nước vì không đủ áp lực để ra nước tinh khiết.
Thông thường, thời gian thay thế cho từng lõi sẽ là:
- Lõi 1: 3 – 6 tháng/lần
- Lõi 2: 3 – 6 tháng/lần
- Lõi 3: 9 – 12 tháng/lần
Cách xử lý
Khi máy lọc nước không lọc vào bình áp do nguyên nhân lõi lọc thô bị tắc, cách tốt nhất để xử lý trường hợp này là thay thế lõi lọc. Cách thay thế như sau:
- Bước 1: Tháo cốc lọc ra khỏi thân máy.
- Bước 2: Lắp lõi lọc mới vào trong cốc lọc theo đúng thứ tự.
- Bước 3: Vặn chặt cốc lọc và lắp lại vào đúng vị trí ban đầu.
4. Màng lọc RO bị tắc
Ngoài nguyên nhân xuất phát từ bộ lõi lọc thô, màng lọc RO bị tắc cũng là lý do khiến cho máy lọc nước không có nước vào bình áp. Bởi lẽ, nước sau khi được lọc thô sẽ đến lõi RO. Nếu lõi RO bị tắc, dòng nước sẽ bị ngăn cản, khó thẩm thấu qua được và khiến cho bình áp không có nước.
Để đảm bảo hiệu quả lọc cũng như chất lượng nước đầu ra, thời gian thay thế định kỳ của lõi RO là 24 – 36 tháng.
Cách xử lý
Nếu muốn tự thay lõi tại nhà, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tháo bỏ màng lọc RO và lấy lõi lọc cũ ra khỏi cốc lọc.
- Bước 2: Lắp lõi lọc mới vào trong cốc lọc.
- Bước 3: Vặn chặt cốc lọc rồi lắp màng lọc RO vào lại đúng vị trí ban đầu.
5. Mất cân bằng áp suất bên trong bình áp
Khi bình áp có áp suất cao trên 8psi và cao hơn áp suất dòng nước đi ra từ màng lọc RO, nước sẽ không thể đi vào bình áp do chênh lệch áp suất. Hoặc khi van an toàn bị hỏng, bình áp cũng không thể tự động xả khí và gây ra hiện tượng nước không đi vào bình áp.
Cách xử lý
Để kiểm tra áp suất trong bình, bạn tắt nguồn nước cấp vào máy lọc rồi xả hết nước trong bình. Sau đó dùng đồng hồ đo áp suất để đo áp suất ở bên trong bình. Nếu áp suất thấp, bạn cần thực hiện tăng áp bằng công cụ hỗ trợ bên ngoài.
Nếu áp suất cao hơn mức bình thường, bạn cần thực hiện xả khí cho bình:
- Bước 1: Tháo bình áp của máy lọc ra ngoài.
- Bước 2: Xả khí trong bình áp từ từ, sau đó dùng đồng hồ đo để kiểm tra xem áp suất trong bình đã trong khoảng từ 5 – 8 psi hay chưa.
6. Bơm mất áp
Để nước có thể đi vào màng lọc RO, áp suất tối thiểu của máy bơm phải là 40psi. Nếu máy bơm hoạt động không đúng công suất, tức thấp hơn mức này, bơm sẽ không đủ lực để đẩy nước qua màng RO và tích trữ trong bình áp được.
Bơm bị mất áp có thể là do nguồn điện của bơm không đủ để cung cấp (24V) hoặc cháy nguồn adapter, bơm bị hỏng, bị hở.
Cách xử lý
Nếu bơm mất áp do nguồn điện không đủ 24V thì bạn cần phải thay thế một bộ nguồn mới đảm bảo điện năng để bơm hoạt động bình thường. Còn nếu bơm mất áp là do cháy adapter, hãy thay mới nguồn adapter theo các bước sau:
- Bước 1: Tháo 2 ốc dưới để lấy adapter ra khỏi máy.
- Bước 2: Nối adapter mới đúng kỹ thuật rồi kiểm tra xem máy bơm đã hoạt động lại bình thường chưa.
Sau khi đã thay mới bộ nguồn hoặc adapter, dùng đồng hồ để kiểm tra áp lực đầu đẩy của bơm. Nếu bơm vẫn không đủ áp lực thì cần sửa hoặc thay bơm mới. Nếu muốn tiết kiệm chi phí sửa chữa, bạn nên thay đầu bơm mới hoặc thay bộ kit mới ở bên trong đầu bơm.
Trong thực tế, ngoài nguyên nhân bình áp không có nước khiến cho không có nước chảy ra ở vòi còn có một nguyên nhân khác khiến nước không chảy ra ở vòi, đó là bình áp hết khí nén. Thông thường, sau khi sử dụng khoảng 18 – 24 tháng, bình áp sẽ bị giảm một lượng khí nhất định khiến cho áp suất của bình giảm xuống dưới 5psi. Điều này đã khiến cho nước tinh khiết mặc dù được tích vào bình nhưng không đủ lực để đẩy lên vòi. Chính vì vậy mà nhiều người đã lầm tưởng rằng máy lọc nước không có nước vào bình áp. Khi gặp trường hợp này, bạn có thể xử lý như sau:
- Bước 1: Khóa van và tháo bình áp ra ngoài máy lọc.
- Bước 2: Cắm đầu bơm vào van của bình áp, sau đó bơm nước cho đến khi nước ngừng phun và dòng chảy đều.
- Bước 3: Đóng van và lắp bình về vị trí ban đầu.
Nếu trong quá trình bơm hơi bạn nhận thấy bình áp bơm cứ bơm một lát hơi lại xuống, không tích được nước thì rất có khả năng là bình đã bị thủng. Lúc này, bạn nên thay bình áp mới để đảm bảo hiệu quả lọc nước của máy lọc.
Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý máy lọc nước không có nước vào bình áp mà bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ với Điện máy Quang Huy theo số Hotline 0964 489 866 để các kỹ thuật viên của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cùng Điện máy Quang Huy tìm hiểu những thông tin hữu ích trên.