Máy lọc nước kêu tạch tạch

Điện máy Quang Huy Tác giả Điện máy Quang Huy 19/07/2024 50 phút đọc

Máy lọc nước kêu tạch tạch là hiện tượng xảy ra ở khá nhiều gia đình hiện nay. Vậy nguyên nhân và cách sửa máy lọc nước khi máy kêu tạch tạch là gì? Câu trả lời sẽ được các chuyên viên kỹ thuật của Điện máy Quang Huy bật mí trong nội dung bài viết dưới đây.

Hiện tượng máy lọc nước kêu tạch tạch, cạch cạch là gì?

Biểu hiện điển hình và rõ ràng nhất của hiện tượng máy lọc nước kêu tạch tạch là những tiếng ồn khác thường phát ra từ bên trong hệ thống lọc của máy. Tùy vào nguyên nhân gây lỗi mà âm thanh này sẽ lớn hay nhỏ.

Khi hoạt động, máy lọc nước cũng có thể phát ra âm thanh do máy bơm vận hành. Tuy nhiên, những âm thanh này khá nhẹ và không quá ồn ào. Hơn nữa, khi nước đã đầy bình, máy lọc nước cũng tự ngắt hoạt động. Lúc này, âm thanh cũng kết thúc. Nếu bạn phát hiện máy lọc nước nhà mình phát ra tiếng kêu tạch tạch lớn, đứt quãng hoặc máy chạy nhát gừng, nguồn nước tinh khiết chảy ra tại vòi yếu hoặc không có, trong khi đó lượng nước thải chảy ra nhiều hơn so với bình thường thì rất có thể máy lọc nhà bạn đang bị lỗi.

Hiện tượng máy lọc nước kêu tạch tạch

Hiện tượng máy lọc nước kêu tạch tạch

Nguyên nhân và cách sửa máy lọc nước kêu tạch tạch

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy lọc nước kêu tạch tạch. Với mỗi nguyên nhân sẽ có cách cách xử lý riêng, cụ thể như sau:

1. Máy lọc bị air khí

Máy lọc bị air khí là do việc thay thế lõi lọc tại nhà không đúng kỹ thuật, cụ thể là không xả hết khí trong cốc lọc trước khi vặn lại lõi lọc khiến không khí tồn đọng lại bên trong hệ thống hoặc do lõi lọc dùng lâu và bị hở khiến không khí xâm nhập vào.

Khi máy lọc bị air khí, dây dẫn, lõi lọc có thể bị rung lắc, chạy không đều khi hoạt động. Kết quả là máy kêu tạch tạch khi vận hành.

Cách xử lý

Khi máy lọc bị air khí, bạn cần xử lý như sau:

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện và tháo hoặc khóa vòi tiếp nước, vòi xả, van bình áp của máy lọc lại.
  • Bước 2: Tháo van lõi lọc nước ra rồi đổ đầy nước vào lõi lọc để ép không khí ra. Sau đó, vặn chặt các lõi lọc và cốc lọc.
  • Bước 3: Cắm điện, bật máy lọc để kiểm tra xem máy còn kêu nữa hay không.

2. Do máy bơm

Máy bơm là một trong những nguyên nhân khiến máy lọc nước kêu tạch tạch khi hoạt động. Nếu trong quá trình vận hành, một số ốc vít của máy bơm bị lỏng và tạo nên va chạm, tiếng tạch tạch có thể phát ra. Hoặc nếu bơm bị hỏng do cuộn dây đồng bị cháy hoặc do dùng lâu, nước không được cấp vào hệ thống lọc, các khoảng không sẽ được tạo thành và gây ra áp lực nén lớn lên màng RO. Kết quả là máy hoạt động dù không có nước và có thể phát ra tiếng kêu.

Cách xử lý

  • Bước 1: Tắt nguồn điện và nguồn nước dẫn vào máy lọc, đồng thời khóa các vòi và van bình áp để quá trình kiểm tra được dễ dàng và an toàn hơn.
  • Bước 2: Lắc thử các con ốc trên máy bơm xem nó có bị lỏng không. Nếu lỏng thì chỉ cần vặn chặt lại là được.
  • Bước 3: Mở cút đầu máy bơm, sau đó dùng ngón tay chặn vào và mở máy lọc để kiểm tra lực hút của máy bơm nước. Nếu lực hút yếu hoặc đầu ngón tay không có cảm giác bị hút thì tức là máy bơm đã bị hỏng và cần được thay mới.
  • Bước 4: Sau khi đã xử lý xong theo các bước trên, bạn chỉ cần cắm điện và kết nối lại nguồn nước là máy lọc có thể hoạt động bình thường.

3. Lõi lọc thô, màng RO bị tắc

Kiểm tra xem lý do máy kêu có phải do tắc màng RO hay không

Kiểm tra xem lý do máy kêu có phải do tắc màng RO hay không

Khi màng lọc RO và hệ thống các lõi lọc thô bị tắc, nước sẽ không chảy qua được và tạo nên các khoảng không trong hệ thống lọc. Điều này đã tạo áp lực nén mạnh lên màng và khiến máy lọc nước kêu tạch tạch.

Để kiểm tra xem lý do máy kêu có phải do tắc màng RO hay không, bạn hãy khóa van của bình áp máy lọc lại. Sau đó mở vòi nước lọc và quan sát kỹ xem nước lọc chảy ra có đều hoặc có hiện tượng bị đục hay không. Nếu nước lọc chảy ra thành dòng thì màng RO vẫn hoạt động bình thường còn nếu nước chảy ra kiểu nhỏ giọt, không đều hoặc không có nước chảy ra thì màng RO đã bị tắc, hỏng.

Cách xử lý

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện của máy lọc, sau đó tháo hoặc khóa vòi tiếp nước và van bình áp.
  • Bước 2: Tháo lõi lọc hoặc lõi RO ra khỏi cốc lọc, sau đó đặt lõi mới vào rồi đổ đầy nước và vặn chặt lại.
  • Bước 3: Cắm điện, bật máy lọc để kiểm tra xem máy còn kêu nữa hay không.

4. Đặt máy ở nơi không bằng phẳng

Khi vận hành, máy lọc nước sẽ sinh ra lực. Chính vì vậy, nếu bạn kê máy ở địa hình không bằng phẳng hoặc không cố định vị trí đặt máy, thường xuyên di chuyển khiến các mối nối giữa các linh kiện bị lỏng lẻo thì khi hoạt động, máy sẽ bị rung lắc và tạo tiếng kêu.

Cách xử lý

  • Bước 1: Kiểm tra vị trí lắp đặt máy là có hợp lý hay không.
  • Bước 2: Nếu vị trí đặt máy không bằng phẳng, bạn cần ngắt nguồn điện vào máy lọc và tháo dây tiếp nước ra khỏi máy.
  • Bước 3: Di chuyển máy đến vị trí bằng phẳng rồi cắm lại điện và kết nối lại dây cấp nước cho máy.
  • Bước 4: Khởi động lại xem máy chạy có kêu nữa không.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, bạn nên hạn chế việc di chuyển máy lọc vì nó có thể khiến các bộ phận bị lỏng lẻo. Nếu bắt buộc phải di chuyển, bạn cần kiểm tra lại mối nối, ốc liên kết và vị trí của các bộ phận bên trong máy xem chúng có chắc chắn và đúng vị trí không, sau đó mới khởi động máy.

5. Do van điện từ hỏng

Van điện từ hỏng khiến máy lọc nước kêu cạch cạch

Van điện từ hỏng khiến máy lọc nước kêu cạch cạch

Việc khởi động van điện từ có thể phát ra tiếng kêu nhỏ. Nếu van này hỏng, không thể đóng – mở theo lệnh của chu trình lọc mà cứ hoạt động liên tục thì những tiếng tạch tạch có thể phát ra do van bật mở liên tục.

Cách xử lý

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện vào máy, sau đó ngắt nguồn nước và khóa van/vòi nước của máy lọc.
  • Bước 2: Tìm đến vị trí của van từ, thường thì nó ở trước bơm tăng áp và ở ngay sau van áp thấp của máy lọc nước.
  • Bước 3: Tìm đến các đường nối dây dẫn đến 2 đầu van rồi tháo chúng ra khỏi van.
  • Bước 4: Đặt van từ mới vào đúng vị trí, đúng chiều, sau đó lắp hai đầu với đường nối đã tháo ra khỏi van cũ lúc trước.
  • Bước 5: Mở lại nguồn điện và nguồn cấp nước vào máy, mở khóa van/vòi để kiểm tra xem máy đã hoạt động bình thường hay chưa.

6. Do van cơ bị hỏng

Van cơ của máy lọc bị hỏng do dùng lâu ngày hoặc bị tắc sẽ khiến đầu ra không có nước tinh khiết hoặc không thể xả được nước thải. Đây chính là nguyên nhân khiến hoạt động lọc bị gián đoạn, nước tích tụ lại và khiến lõi lọc, dây dẫn nước rung lắc, va đập vào nhau. Kết quả là những tiếng kêu tạch tạch sẽ phát ra từ máy lọc.

Cách xử lý

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện của máy lọc, sau đó tháo hoặc khóa vòi tiếp nước và van bình áp.
  • Bước 2: Tháo van cơ ra để kiểm tra xem van có bị tắc hay không. Nếu van bị tắc thì cần làm sạch chất bẩn bám ở từng chi tiết và màng bên trong van hoặc loại bỏ dị vật, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lắp lại.
  • Bước 3: Mở nguồn nước, mở van và mở vòi tiếp nước, sau đó cắm điện để cho máy hoạt động lại bình thường.

Lưu ý: Với trường hợp van hỏng do dùng lâu ngày thì bạn cần tháo van cũ ra, sau đó thay van mới vào để đảm bảo chức năng hoạt động của máy.

7. Nguồn nước đầu vào yếu hoặc bị gián đoạn

Nguồn nước đầu vào yếu hoặc bị gián đoạn là nguyên nhân khiến máy lọc nước kêu tạch tạch

Nguồn nước đầu vào yếu hoặc bị gián đoạn là nguyên nhân khiến máy lọc nước kêu tạch tạch

Nước đầu vào quá yếu hoặc bị gián đoạn là nguyên nhân tạo nên các khoảng không trống rỗng trong hệ thống lọc khi máy hoạt động. Nguyên nhân khiến nước đầu vào yếu, gián đoạn có thể là do:

  • Đường dẫn nước cấp đầu vào của máy lọc bi tắc hoặc vỡ khiến máy không nhận được đủ nước để hoạt động bình thường.
  • Bể chứa nước cấp cho máy lọc thấp dưới 3m, mực nước trong bế quá ít hoặc áp lực nước không đủ cho hệ thống máy hoạt động trơn tru.

Khi nước không lấp đầy các khoảng không, máy vận hành sẽ giật cục, không đều và có thể phát ra tiếng kêu lạ.

Hiện nay, trong các dòng máy lọc nước RO hiện đại đều có lắp hệ thống vi mạch bên trong và một đồng hồ hiển thị cảnh báo khi nguồn nước cấp đầu vào bị yếu. Bạn chỉ cần kiểm tra đồng hồ là đã có thể xác định được nguyên nhân gây ra sự cố. Nếu thấy đồng hồ không có tín hiệu cảnh báo nào thì nguyên nhân máy kêu không phải do nguồn nước cấp. Còn nếu thấy đồng hồ hiển thị cảnh báo tình trạng nước yếu, bạn cần kiểm tra ngay lại hệ thống cấp nước của gia đình.

Cách xử lý

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện dẫn vào máy để đảm bảo an toàn, sau đó khóa các vòi dẫn nước và van bình áp của máy lại.
  • Bước 2: Kiểm tra xem hệ thống đường cấp nước đến máy có gặp sự cố như rò rỉ, vỡ, tắc nghẽn vòi dẫn hoặc đường ống không. Nếu bị tắc nghẽn thì cần tháo ra để vệ sinh sạch sẽ, sau đó lắp lại.
  • Bước 3: Kiểm tra tình trạng bể chứa nước trong nhà có đủ điều kiện để đảm bảo áp lực tạo ra cho nguồn nước cấp vào máy lọc hay không. Bể chứa nước cấp vào máy cần đảm bảo cao tối thiểu 3m, mực nước cao 2/3 bể đối với bể thấp hơn 2.5m. Nếu bể chứa nước hiện tại của nhà bạn không đạt những tiêu chuẩn này, bạn cần phải thay bể mới có chiều cao phù hợp hoặc bơm thêm nước vào trong bể.
  • Bước 4: Cắm điện, mở vòi và van để xem máy đã hoạt động bình thường trở lại hay chưa.

8. Không đóng van bình áp đúng cách

Không đóng van bình áp đúng cách hoặc khóa van không đúng vị trí sẽ khiến không khí bị tắc nghẽn lại. Kết quả là tạo ra khoảng trống trong hệ thống lọc và khiến máy kêu tạch tạch khi hoạt động.

Không đóng van bình áp đúng cách sẽ khiến không khí bị tắc nghẽn lại

Không đóng van bình áp đúng cách sẽ khiến không khí bị tắc nghẽn lại

Cách xử lý

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện dẫn vào máy để đảm bảo an toàn, sau đó khóa các vòi dẫn nước và van bình áp của máy lại.
  • Bước 2: Đặt nghiêng hệ thống lọc sang bên phải, đồng thời dùng một vật gì đó đỡ bên dưới lõi số 3 để giữ cho hệ thống này nghiêng về một bên. Mục đích của việc làm này là hỗ trợ cho quá trình đẩy bọt khí đọng lại trong van được nhanh hơn.
  • Bước 3: Ép hết không khí ra ngoài bằng cách cắm điện vào máy lọc và kết nối lại nguồn cấp nước cho nước chảy qua vòi trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Bước 4: Tắt máy lọc, chờ khoảng 10 – 15 giây rồi lặp lại các bước nêu trên khoảng 3 – 4 lần cho đến khi máy không còn tiếng kêu nữa thì bật máy lại để máy chạy bình thường.

Lưu ý: Nếu van bình áp đã dùng lâu, khoảng trên 2 năm hoặc đã thực hiện hết các bước trên mà máy lọc vẫn phát ra tiếng kêu tạch tạch thì có thể là van đã hỏng. Lúc này, bạn cần mua van mới về thay.

Lưu ý khi sử dụng máy lọc nước tránh gặp lỗi kêu tạch tạch

Để tránh các trường hợp máy lọc kêu tạch tạch khi hoạt động, bạn cần phải chú ý các vấn đề sau:

  • Khi lõi lọc và màng bán thấm hết tuổi thọ, bạn cần phải kiểm tra và thay mới định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Kiểm tra dòng nước vào máy thường xuyên tại các điểm dễ xảy ra sự cố yếu nguồn nước như máy bơm nước, lõi lọc, van nước đầu vào và màng lọc. Đảm bảo dòng nước chảy vào máy là đủ áp lực để tạo dòng chảy đều, tránh tình trạng tắc khí.
  • Chú ý việc thay lõi lọc đúng cách, tức là phải xả hết khí trong lõi rồi mới lắp lại lõi và cho máy chạy lại bình thường.

Hy vọng rằng những chia sẻ ở trên của Điện máy Quang Huy có thể giúp các bạn xử lý được hiện tượng máy lọc nước kêu tạch tạch. Nếu bạn chưa thực sự yên tâm hoặc đã thử các giải pháp trên mà máy vẫn kêu, hãy gọi ngay số Hotline 0964 489 866 của Điện máy Quang Huy. Các kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn trong vòng 24h.

Điện máy Quang Huy
Tác giả Điện máy Quang Huy CEO
Bài viết trước Các lỗi thường gặp ở cây nước nóng lạnh mà bạn cần phải biết

Các lỗi thường gặp ở cây nước nóng lạnh mà bạn cần phải biết

Bài viết tiếp theo

Sửa máy lọc nước tại quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng uy tín, giá rẻ

Sửa máy lọc nước tại quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng uy tín, giá rẻ
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Điện Máy Quang Huy
0964 489 866